Tiêu chuẩn này qui định các yêu cầu kĩ thuật và phương pháp thử kiểm tra nghiệm thu chất lượng đối với sản phẩm “Gối cống bê tông đúc sẵn” dùng trong các công trình hạ tầng kĩ thuật.

Tiêu chuẩn này được xây dựng trên cơ sở chấp nhận giải pháp công nghệ phù hợp cho “Dây chuyền công nghệ chế tạo các sản phẩm bê tông cốt thép thành mỏng đúc sẵn dùng trong hệ thống hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ môi trường” của Công ty TNHH một thành viên Thoát nước và Phát triển đô thị tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (BUSADCO) được Bộ Xây dựng ra quyết định công nhận và cho phép áp dụng rộng rãi trên toàn quốc (theo Quyết định số 885/QĐ-BXD ngày 30/09/2011).

1     Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho gối cống bê tông đúc sẵn dùng trong lắp đặt đường ống bê tông cốt thép thoát nước.

2     Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau đây rất cần thiết khi áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm các bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 1651-1:2008, Thép côt bê tông. Phần 1: Thép thanh tròn trơn. TCVN 1651-2:2008, Thép côt bê tông. Phần 2: Thép thanh vằn.

TCVN 2682:2009, Xi măng poóc lăng – Yêu cầu kĩ thuật.

TCVN 3105:1993, Hỗn hợp bê tông nặng và bê tông nặng – Lấy mẫu, chế tạo và bảo dưỡng mẫu thử. TCVN 3118:1993, Bê tông nặng – Phương pháp xác định cường độ nén.

TCVN 4506:2012, Nước cho bê tông và vữa – Yêu cầu kĩ thuật. TCVN 6260:2009, Xi măng poóc lăng hỗn hợp – Yêu cầu kĩ thuật.

TCVN 6288:1997, Dây thép vuốt nguội để làm cốt bê tông và sản xuất lưới thép làm cốt TCVN 7570:2006, Cốt liệu cho bê tông và vữa – Yêu cầu kĩ thuật

TCVN 7711:2013, Xi măng pooc lăng hỗn hợp bền sun phát – Yêu cầu kĩ thuật. TCVN 8826:2011, Phụ gia hóa học cho bê tông.

TCVN 8827:2011, Phụ gia khoáng hoạt tính cao dùng cho bê tông và vữa – Silicafume và tro trấu nghiền mịn.

TCVN 9113:2012, Ống bê tông cốt thép thoát nước.

TCVN 9356:2012, Kết cấu bê tông cốt thép – Phương pháp điện từ xác định chiều dày lớp bê tông bảo vệ, vị trí và đường kính cốt thép trong bê tông.

TCVN 9490:2012 (ASTM C900-06), Bê tông – Xác định cường độ kéo nhổ.

TCVN 10302:2014, Phụ gia hoạt tính tro bay dùng cho bê tông, vữa xây và xi măng.

3     Thuật ngữ, định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này, sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

  • Gối cống (Support blocks)

Khối bê tông đúc sẵn để đỡ ống cống.

  • Cung tiếp xúc (Embraceable arc)

Đường cong tiếp xúc giữa gối cống và ống cống.

  • Góc tiếp xúc (Embraceable angle)

Góc ôm cung tiếp xúc tính từ tâm ống cống.

  • Chiều dày đáy (Concave limit)

Khoảng cách từ đáy gối cống tới điểm tiếp xúc thấp nhất giữa gối và ống cống.

  • Lô sản phẩm (Product lot)

Số lượng gối cống được sản xuất theo cùng thiết kế kĩ thuật, cùng vật liệu, kích thước và cùng một qui trình công nghệ.

4     Phân loại, kích thước cơ bản và ký hiệu

4.1   Phân loại

 Theo đường kính danh nghĩa ống cống

Theo đường kính danh nghĩa của ống cống, gối cống gồm các loại: D300, D400, D500, D600, D800, D900, D1000, D1200, D1500, D1800, D2000, D2250, D2500.

4.1.2  Theo khả năng chịu tải

Theo khả năng chịu tải, gối cống được phân thánh 2 loại:

  • Gối cống chịu tải thông thường.
  • Gối cống chịu tải

4.2   Kích thước cơ bản

CHÚ DẪN:

LC : Chiều dài cung tiếp xúc; L: Chiều dài gối cống;

B: Chiều rộng gối cống;

d: Chiều dày đáy gối cống; α: Góc tiếp xúc. Hình 1 – Kích thước cơ bản của gối cống

Hình 1 – Kích thước cơ bản của gối cống

4.3 Ký hiệu

Ký hiệu qui ước cho gối cống bê tông đúc sẵn được ghi theo thứ tự:

  • Tên sản phẩm: G;
  • Loại sản phẩm:

+ Theo đường kính danh nghĩa ống cống bê tông cốt thép thoát nước: D300, …, D2500;

+ Theo khả năng chịu tải: T là chịu tải thông thường và C là chịu tải cao;

  • Số hiệu tiêu chuẩn: TCVN 10799:2015;

Ví dụ: G.D800.T.TCVN 10799:2015, là gối cống dùng cho loại ống cống có đường kính danh nghĩa 800 mm, chịu tải thông thường, sản xuất theo TCVN10799:2015.

5     Yêu cầu kĩ thuật

5.1   Yêu cầu về vật liệu

 Xi măng

Xi măng dùng để sản xuất gối cống là xi măng poóc lăng (PC) theo TCVN 2682:2009 hoặc xi măng poóc lăng hỗn hợp (PCB) theo TCVN 6260:2009.

Ở những nơi gối cống tiếp xúc với môi trường xâm thực thì sử dụng xi măng poóc lăng bền sunphát (PCSR) theo TCVN 6067:2004, hoặc xi măng poóc lăng hỗn hợp bền sunphát (PCBSR) theo TCVN 7711:2013.

Cũng có thể sử dụng các loại xi măng khác, nhưng phải phù hợp với các tiêu chuẩn kĩ thuật quốc gia tương ứng.

5.1.2  Cốt liệu

C5ốt liệu lớn và nhỏ phù hợp TCVN 7570:2006, ngoài ra còn thỏa mãn các qui định của thiết kế.

5.1.3  Nước

Nước trộn và bảo dưỡng bê tông phù hợp TCVN 4506:2012.

5.1.4  Phụ gia

Phụ gia các loại phù hợp TCVN 8826:2011, TCVN 8827:2011 và TCVN 10302:2014.

5.1.5  Cốt thép

Cốt thép phù hợp với các tiêu chuẩn tương ứng sau:

  • Thép thanh dùng làm cốt chịu lực phù hợp TCVN 1651-1:2008 hoặc TCVN 1651-2:2008;
  • Thép cuộn kéo nguội dùng làm cốt thép phân bố, cấu tạo phù hợp TCVN 6288:1997.

5.2   Bê tông

Bê tông chế tạo gối cống phải đạt cường độ nén theo thiết kế nhưng không được nhỏ hơn 25 MPa.

5.3   Yêu cầu về kích thước và mức sai lệch cho phép

 Kích thước

Kích thước và mức sai lệch cho phép của gối cống được qui định trong Bảng 1.

Bảng 1 – Kích thước cơ bản và mức sai lệch cho phép của gối cống bê tông đúc sẵn

Kích thước tính bằng milimet

Loại gối cống

Kích thước và mức sai lệch cho phép

Chiều dài cung tiếp xúc*,

LC

Mức sai lệch cho

phép

Chiều dài, L

Mức sai lệch cho

phép

Chiều rộng,

B

Mức sai lệch cho

phép

Chiều dày đáy,

d

Mức sai lệch cho

phép

G.D300.T

300 ÷ 360

+ 5

400 ÷ 450

± 10

200

± 5

100

± 5

G.D400.T

380 ÷ 440

500 ÷ 560

G.D500.T

460 ÷ 520

600 ÷ 650

G.D600.T

540 ÷ 600

680 ÷ 740

250

120

G.D800.T

750 ÷ 790

+ 10

880 ÷ 900

G.D600.C

540 ÷ 600

+ 5

680 ÷ 740

300

150

G.D800.C

750 ÷ 790

+ 10

680 ÷ 740

G.D900.C

850 ÷ 870

1000 ÷ 1020

G.D1000.C

910 ÷ 940

1060 ÷ 1090

G.D1200.C

1130 ÷1230

+ 15

1305 ÷ 1390

G.D1500.C

1400 ÷1490

1545 ÷ 1630

180

G.D1800.C

1640 ÷1730

+ 20

1850 ÷ 1950

400

200

G.D2000.C

1820 ÷ 1950

2050 ÷ 2150

G.D2250.C

2080 ÷ 2200

+ 25

2300 ÷ 2450

450

250

G.D2500.C

2430 ÷ 2500

2630 ÷ 2700

CHÚ THÍCH: *Chiều dài cung tiếp xúc được xác định phù hợp tương ứng với đường kính trong danh nghĩa. và giới hạn chiều dày thành ống bê tông cốt thép thoát nước theo TCVN 9113:2012 (tham khảo Phụ lục A)

Các kích thước khác sản xuất theo yêu cầu của thiết kế hoặc khách hàng.

  • Yêu cầu về góc tiếp xúc Góc tiếp xúc, α = 900 ± 10.

5.3.3  Yêu cầu về chiều dày lớp bê tông bảo vệ cốt thép

Chiều dày lớp bê tông bảo vệ côt thép không được nhỏ hơn 20 mm.

2.4   Yêu cầu về ngoại quan và khuyết tật cho phép

 

  • Độ phẳng đều bề mặt

Bề mặt tiếp xúc với ống cống phải phẳng đều, không được có các điểm gồ lên hoặc lõm xuống quá 5 mm.

5.3.2  Khuyết tật do bê tông bị sứt vỡ

Khi có khuyết tật sứt vỡ bê tông do tháo khuôn hoặc do quá trình thi công vận chuyển thì số vết sứt vỡ có góc cạnh sâu tới 15 mm, dài tới 20 mm trên bề mặt cung tiếp xúc không lớn hơn 5. Không cho phép có các vết sứt có góc cạnh sâu và dài hơn mức nêu trên.

5.3.3  Nứt bề mặt

Cho phép có các vết nứt bề mặt bê tông gối cống với chiều rộng không được lớn hơn 0,1 mm. Các vết nứt này có thể được sửa chữa bằng cách xoa hồ xi măng.

2.5   Yêu cầu về khả năng chịu tải

Khả năng chịu tải của gối cống được qui định tại Bảng 2.

Bảng 2 – Lực nén giới hạn theo phương pháp nén trên bệ máy với thanh truyền lực đặt tại vị trí giữa gối cống

Loại gối cống

Cấp tải

Tải trọng giới hạn, kN

G.D300.T

 

 

 

Tải thông thường

23

G.D400.T

31

G.D500.T

38

G.D600.T

46

G.D800.T

60

G.D600.C

 

 

 

 

 

 

Tải cao

54

G.D800.C

75

G.D900.C

85

G.D1000.C

91

G.D1200.C

110

G.D1500.C

132

G.D1800.C

158

G.D2000.C

175

G.D2250.C

195

G.D2500.C

223

 

  • Phương pháp thử

 

  • Lấy mẫu
  • Lấy mẫu theo lô. Cỡ lô thông thường là 300 sản phẩm. Nếu số lượng sản xuất không đủ 300 sản phẩm cũng tính là một lô đủ.
  • Để kiểm tra các chỉ tiêu ngoại quan, kích thước và mức sai lệch cho phép của gối cống, mỗi lô lấy ngẫu nhiên không ít hơn 3 sản phẩm.
  • Khả năng chịu tải được kiểm tra định kỳ sáu tháng một lần. Từ các lô đã sản xuất trong hạn kỳ sáu tháng sẽ lấy ngẫu nhiên 2 sản phẩm của một lô bất kỳ đã đạt yêu cầu về ngoại quan, kích thước và sai lệch kích thước để thử khả năng chịu tải.

3.2   Xác định cường độ bê tông

Bê tông phải được lấy mẫu, bảo dưỡng theo TCVN 3105:1993 và xác định cường độ chịu nén theo TCVN 3118:1993. Khi cần thiết có thể kiểm tra cường độ chịu nén của bê tông trực tiếp trên sản phẩm theo TCVN 9490:2012 (ASTM C900-06).

3.3   Xác định kích thước và mức sai lệch cho phép

 

  • Thiết bị, dụng cụ
  • Thước kim loại hoặc thước nhựa dài 2 m, thước cuộn dài 2 m, có vạch chia 1 mm;

–  Thước đo góc.

  • Cách tiến hành
  • Đo chiều dài, chiều rộng, chiều dài cung tiếp xúc và chiều cao đáy của gối cống bằng thước nhựa hoặc thước cuộn.
  • Đo góc tiếp xúc bằng thước đo góc.
  • Đo chiều dày của lớp bê tông bảo vệ cốt thép đối với gối cống theo TCVN 9356:2012. Cũng có thể thực hiện bằng cách khoan hai lỗ trên bề mặt cong và mặt đáy cho tới cốt thép hoặc cắt ngang tiết diện của gối cống rồi đo chiều dày lớp bảo vệ.

3.3.3  Đánh giá kết quả

Đối chiếu các kết quả đo trung bình với các thông số thiết kế gối cống để xác định mức sai lệch cho phép như đã qui định trong 5.3. Nếu trong ba sản phẩm lấy ra kiểm tra có hơn một sản phẩm không  đạt chất lượng thì lấy ba sản phẩm khác trong lô đó để kiểm tra lần hai. Nếu lại có hơn một sản phẩm không đạt yêu cầu chất lượng thì lô sản phẩm đó phải phân loại lại.

3.4   Xác định ngoại quan và khuyết tật cho phép

 

  • Thiết bị, dụng cụ
    • Thước kim loại hoặc thước nhựa dài 300 mm, có vạch chia 1 mm;
    • Thước căn lá thép dày (0,05 ÷ 0,1) mm;
    • Kính lúp chia độ có độ phóng đại (5 ÷ 10) lần.

6.2.2  Cách tiến hành

  • Số vết sứt vỡ được quan sát và đếm bằng mắt thường, dùng thước lá đo chiều sâu góc cạnh và chiều dài.
  • Đo vết nứt bê tông: Quan sát phát hiện vết nứt bằng mắt thường hoặc bằng kính lúp. Nếu có vết nứt, thì cắm đầu thước lá căn vào vết nứt để xác định chiều rộng.

6.2.3  Đánh giá kết quả

Đối chiếu với yêu cầu về ngoại quan và khuyết tật cho phép của gối cống được qui định trong 5.4. Nếu trong ba sản phẩm lấy ra kiểm tra có hơn một sản phẩm không đạt chất lượng thì trong lô đó lại chọn  ra ba mẫu khác để kiểm tra tiếp. Nếu lại có hơn một sản phẩm không đạt yêu cầu chất lượng thì lô sản phẩm đó phải phân loại lại.

3.5   Xác định khả năng chịu tải

 

  • Nguyên tắc
  • Khả năng chịu tải của gối cống được xác định bằng phương pháp nén trên bệ máy. Lực nén giới hạn không nhỏ hơn quy định trong Điều 5 và được duy trì ít nhất trong 5 min mà gối cống không bị phá hủy.
  • Khi nén, sản phẩm gối cống được lắp đặt để tiếp xúc chặt chẽ với sàn máy nén và giữ cố định theo phương ngang, lực nén đặt tại điểm giữa của mặt lõm trên gối cống (Hình 3).

3.5.2  Thiết bị, dụng cụ

 

  • Máy nén thuỷ lực hoặc máy nén cơ học dùng hệ thống kích. Máy phải được lắp đồng hồ lực có thang đo phù hợp sao cho tải trọng thử phải nằm trong phạm vi (20 ÷ 80) % của giá trị lớn nhất của thang đo lực. Độ chính xác của máy trong khoảng ± 2 % tải trọng thử quy định;

3.5.2.2   Kính phóng đại, thước căn lá;

  • Tấm đệm cao su có độ cứng (45 ÷ 60) theo thang đo độ cứng Shore, chiều rộng ≥ 150mm;
  • Tấm ép cứng có mặt cong chiều rộng 150 mm;